DA MẶT BỊ NỔI MẨN ĐỎ LÀ BỊ BỆNH GÌ VÀ XỬ LÝ RA SAO? là bị bệnh gì và xứ lý ra sao?

DA MẶT BỊ NỔI MẨN ĐỎ LÀ BỊ BỆNH GÌ VÀ XỬ LÝ RA SAO? là bị bệnh gì và xứ lý ra sao?

Bạn đang lo lắng vì những nốt mẩn đỏ ngứa ngáy bất ngờ xuất hiện trên da? Đừng quá hoang mang, hãy cùng Dermedic tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả cho tình trạng "nổi mẩn đỏ" phiền toái này.

1. Da mặt bị nổi mẩn đỏ là vì sao, nguyên nhân dẫn đến là gì?

Da mặt nổi mẩn đỏ là tình trạng da xuất hiện những nốt sần nhỏ, sưng tấy và có màu đỏ. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ ai, ở mọi lứa tuổi và có nhiều nguyên nhân khác nhau.

1.1 Biểu hiện của da bị nổi mẩn đỏ

- Nổi mẩn đỏ: Nốt mẩn có thể nhỏ hoặc to, li ti hoặc thành mảng lớn.

- Ngứa: Mức độ ngứa có thể từ nhẹ đến nặng, khiến người bệnh khó chịu.

- Sưng tấy: Vùng da bị mẩn có thể sưng nhẹ hoặc sưng tấy rõ rệt.

- Đau rát: Một số trường hợp có thể cảm thấy đau rát tại vùng da bị mẩn.

Da mặt bị nổi mẩn đỏ là vì sao, nguyên nhân dẫn đến là gì

1.2 Nguyên nhân khiến da nổi mẩn đỏ ngứa

- Dị ứng: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây da nổi mẩn đỏ. Dị ứng có thể do nhiều yếu tố như:

- Mỹ phẩm: Một số thành phần trong mỹ phẩm có thể gây kích ứng da, dẫn đến nổi mẩn đỏ.

- Thực phẩm: Một số loại thực phẩm như hải sản, thịt bò, trứng,... có thể gây dị ứng da.

- Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc như penicillin, aspirin,... có thể gây dị ứng da.

- Bụi bẩn, phấn hoa: Bụi bẩn, phấn hoa trong không khí có thể khiến da nhạy cảm bị kích ứng và nổi mẩn đỏ.

- Nhiễm trùng da: Nhiễm trùng da do vi khuẩn, nấm hoặc virus cũng có thể gây da nổi mẩn đỏ.

- Bệnh lý da liễu: Một số bệnh lý da liễu như viêm da cơ địa, vảy nến, á sừng,... cũng có thể khiến da nổi mẩn đỏ.

- Thay đổi nội tiết tố: Đặc biệt là ở phụ nữ mang thai hoặc mãn kinh, có thể khiến da nổi mẩn đỏ.

- Căng thẳng, stress: Căng thẳng, stress có thể làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, khiến da dễ bị kích ứng và nổi mẩn đỏ.

2. Da bị nổi mẩn đỏ ngứa có gây nguy hiểm gì để sức khỏe không?

Nổi mẩn ngứa tái phát nhiều lần không chỉ gây khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ của da. Do đó, việc điều trị và phòng ngừa hiệu quả là vô cùng quan trọng. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để được tư vấn cụ thể về tình trạng da của bạn: 

- Mất thẩm mỹ: Tổn thương da do cào gãi, việc gãi ngứa liên tục có thể dẫn đến trầy xước, tổn thương da, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng. Sau khi tổn thương da lành lại, sẹo thâm có thể hình thành, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, đặc biệt là ở những vùng da hở như mặt, cổ, tay chân. Nổi mẩn ngứa dai dẳng có thể dẫn đến tăng hoặc giảm sắc tố da, khiến da trở nên sạm nám hoặc trắng bợt.

Da bị nổi mẩn đỏ ngứa có gây nguy hiểm gì để sức khỏe không?

- Tổn thương da mặt: Việc cọ xát tay lên da mặt khi ngứa có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây ra mụn trứng cá. Tổn thương da do ngứa ngáy liên tục phá hủy cấu trúc da, dẫn đến lão hóa sớm, xuất hiện nếp nhăn.

- Tăng nguy cơ lão hóa da: Có thể làm tổn thương các tế bào da, cản trở quá trình sản xuất collagen, khiến da mất đi độ đàn hồi, săn chắc. Da mất đi lớp bảo vệ tự nhiên, trở nên mỏng manh, dễ bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài như ánh nắng mặt trời, ô nhiễm môi trường. Da tổn thương do ngứa ngáy có thể trở nên nhạy cảm và dễ bị tổn thương bởi tia UV, làm tăng nguy cơ ung thư da.

3. Nên làm gì để cải thiện tình trạng da bị dị ứng nổi mẩn đỏ

3.1 Tìm hiểu - loại bỏ nguyên nhân chinh gây nổi mẩn đỏ

Xác định nguyên nhân gây dị ứng là bước quan trọng nhất để điều trị da nổi mẩn đỏ. Theo dõi cẩn thận các yếu tố bạn tiếp xúc trong vòng 24-48 giờ trước khi xuất hiện mẩn đỏ. Ghi chép lại các thông tin chi tiết như: thực phẩm, đồ uống, mỹ phẩm, thuốc men, môi trường sống,... Tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để thực hiện các xét nghiệm dị ứng chuyên sâu, giúp xác định chính xác nguyên nhân gây mẩn đỏ. 

Loại bỏ nguyên nhân gây dị ứng, sau khi xác định được nguyên nhân, bạn cần loại bỏ hoàn toàn yếu tố dị ứng ra khỏi môi trường sống và sinh hoạt của mình. 

Ví dụ: Tránh sử dụng mỹ phẩm dị ứng, hạn chế ăn thực phẩm dị ứng, thay đổi loại thuốc,...

3.2 Áp dụng các phương pháp điều trị mẩn ngứa ở mặt tại nhà 

- Chườm mát: Dùng khăn mềm, sạch nhúng vào nước mát và chườm lên da bị mẩn đỏ. Việc này giúp giảm ngứa và sưng tấy. Lặp lại sau mỗi 2-3 tiếng để giảm ngứa, sưng tấy và dịu da hiệu quả.

- Dùng kem dưỡng ẩm: Lựa chọn kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, phù hợp với loại da nhạy cảm. Thoa kem dưỡng ẩm sau khi tắm hoặc rửa mặt để giữ cho da mềm mại, hạn chế khô da và giảm ngứa ngáy.  Nên thoa kem dưỡng ẩm vào buổi sáng và tối để tăng cường hiệu quả bảo vệ da.

Áp dụng các phương pháp điều trị mẩn ngứa ở mặt tại nhà

- Tránh gãi: Gãi có thể khiến da bị tổn thương nặng hơn và dẫn đến nhiễm trùng. Cắt móng tay ngắn để giảm thiểu nguy cơ tổn thương da khi gãi vô thức. 

- Sử dụng các sản phẩm dịu nhẹ: Nên sử dụng các sản phẩm dịu nhẹ, không chứa hương liệu và chất tạo màu cho da nhạy cảm. Chọn sữa tắm, sữa rửa mặt dịu nhẹ, có độ pH cân bằng (khoảng 5.5) để tránh kích ứng da. Sử dụng kem chống nắng dịu nhẹ, không gây bí da, phù hợp với da nhạy cảm.

3.3 Sử dụng sản phẩm đặc trị cho da nổi mẩn đỏ

Bạn có thể sử dụng thuốc chống ngứa đường uống hoặc bôi ngoài da có thể giúp giảm ngứa và khó chịu. Bên cạnh đó các sản phẩm kem dưỡng như Dermedic Redness sẽ là gợi ý hàng đầu giúp bạn chăm sóc làn da khỏe mạnh hơn, giảm tình trạng nổi mẩn đỏ.

Redness là dòng sản phẩm chăm sóc da mẩn đỏ, nhạy cảm, kích ứng được nghiên cứu và phát triển bởi chuyên gia da liễu Dermedic. Với công thức chứa bộ tứ thành phần độc quyền, Redness mang đến hiệu quả nhanh chóng và vượt trội cho làn da mỏng yếu, da bị dị ứng nổi mẩn đỏ như:

Sử dụng sản phẩm đặc trị cho da nổi mẩn đỏ của dòng Redness Dermeidc

- Complex Rosashield: Hỗ trợ bảo vệ da toàn diện với việc giúp cô lập thành mạch máu, hạn chế giãn mao mạch, giảm thiểu tình trạng đỏ da. Bảo vệ tế bào da khỏi những gốc tự do, ngăn ngừa lão hóa sớm. Và kích thích sản sinh tế bào mới, phục hồi da tổn thương. Cung cấp các nguyên tố vi lượng cần thiết, nuôi dưỡng da khỏe mạnh.

- Neutrazen™: Một sự kết hợp sáng tạo của ba axit amin và lipid tạo ra một neuropeptide ổn định và hiệu quả, ức chế sản xuất các tế bào gây viêm, giảm kích ứng da và làm dịu da giúp giảm mẩn đỏ và các dấu hiệu viêm da thần kinh. Giúp da thích nghi với các tác nhân bên ngoài, hạn chế kích ứng và duy trì ngưỡng nhạy cảm da khỏe mạnh.

- Troxerutin: Ức chế enzyme gây viêm, giúp giảm tình trạng đỏ da, sưng tấy, tăng cường lưu thông máu, cải thiện sức khỏe da. Và giảm nguy cơ giãn mao mạch, hạn chế tình trạng da mỏng manh, dễ tổn thương.

- Ennacomplex: Phức hợp chiết xuất từ thực vật như cây phỉ, quả óc chó, arnica núi và nho đỏ,… có tác dụng làm sạch nhẹ nhàng, loại bỏ bụi bẩn và bã nhờn. Giảm kích ứng, mang lại cảm giác dịu nhẹ và thoải mái cho da. Kích thích sản sinh tế bào mới, phục hồi da tổn thương, tăng cường sức đề kháng cho da và ngăn ngừa lão hóa.

Giải pháp chăm sóc da nhạy cảm với dòng sản phẩm Redness

Với khả năng dưỡng da khỏe và làm giảm kích ứng khiến thương tổn trên làn da. Đồng thời, ngăn chặn sự giãn nở quá mức của những mao mạch và loại bỏ cảm giác căng và sưng tấy trên làn da. Dermedic Redness sẽ là một trong những lựa chọn giúp bạn tăng cường sức đề kháng, giảm tình trạng da nổi mẩn đỏ và khỏe đẹp hơn mỗi ngày.

Bài trước Bài sau
HIỆU QUẢ CAO

HIỆU QUẢ CAO

NƯỚC KHOÁNG TINH KHIẾT

NƯỚC KHOÁNG TINH KHIẾT

KIỂM NGHIỆM LÂM SÀNG

KIỂM NGHIỆM LÂM SÀNG

CHỨNG NHẬN GMP

CHỨNG NHẬN GMP